Dưới đây là video ngắn (4 phút) từ kênh Light Club nói về quy luật bố cục phá cách tạo ấn tượng mạnh qua đường thẳng nằm giữa ảnh (theo chiều dọc hoặc ngang), thường được ngầm hiểu là "quy tắc bí mật".
- [Video] 9 mẹo/luật hay về bố cục chụp phong cảnh
- 30 mẹo hay về bố cục để có bức ảnh đẹp
- 4 lỗi về bố cục ảnh thường gặp và cách khắc phục
- [Video] Phá vỡ quy tắc bố cục cơ bản trong chụp chân dung
- Tìm hiểu sâu các quy luật bố cục hay trong nhiếp ảnh
Các minh họa được nói đến trong đoạn phim trên cho thấy các nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ nổi tiếng trong suốt chiều dài lịch sử nghệ thuật đã có nhiều tác phẩm để đời có bố cục đặt chủ thể trên đường thẳng dọc/ngang nằm giữa ảnh. Ví dụ: nhiếp ảnh gia chụp chân dung đề cập trong video đã cố ý để một mắt của đối tượng nằm trên trục dọc ở giữa đã gây ấn tượng mạnh đối với người xem với con mắt "biết nói" đó.
Trái với quy tắc 1/3 cho rằng việc đặt các đối tượng cốt yếu ra khỏi tâm ảnh sẽ gây chú ý hơn cho tác phẩm nhưng video này lại cho chúng ta thấy “sự kỳ diệu xuất hiện ở ngay ở chính giữa.”
Ngay cả một trong những bức ảnh bán đắt nhất mọi thời đại cũng được áp dụng quy tắc bí mật này.
Andreas Gursky, Rhein II 1999
Tác phẩm Rhein II 1999 bán tại Christie’s New York vào tháng 11 năm 2011 có giá bán: 4.338.500 USD