Đánh giá Canon EOS R8: Chiếc full-frame quốc dân!

Máy ảnh Canon R8 có thể gọi là chiếc full-frame quốc dân bởi rất đa năng và dễ sử dụng. Nếu bạn là người mới chơi nghiệp dư và muốn nâng cấp lên full-frame với giá hợp lý thì R8 là lựa chọn đáng giá.

 

 

 

R8 dù là full-frame nhưng lại có thiết kế body rất gọn gàng. Cái báng cầm của nó cũng vừa phải, phần lớn kết cấu bằng nhựa nên cũng rất nhẹ. Vì vậy, máy sẽ không mang lại cảm giác cứng cáp như R5 hay R6. Tuy nhiên, R8 nói so sánh ở đây là không cứng cáp như dòng máy cao cấp thôi, còn khung của R8 cũng rất chắc chắn.

Ở đây, Duytom cắm hẳn ống kính khổng lồ 24-105mm f/2.8 vào, cầm báng R8 nhấc lên dùng thoải mái, không sợ gãy. Ngàm màn hình sẽ là màn hình cảm ứng và xoay lật. Viewfinder cũng nhỏ gọn, không quá hầm hố. Hơn nữa, dù chiếc máy ảnh dành cho cả người dùng bán chuyên nhưng EOS R8 vẫn có đủ các cổng kết nối: USB 3.2 Gen 2 có thể sạc được với dây Type-C, micro HDMI, jack 3.5 in và out cũng như có tích hợp Wi-Fi. Để bật máy, gạt cần On/Off. Cần gạt để chuyển chế độ chụp và chế độ quay. 

CÁC CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ NGƯỜI DÙNG

Đây là chiếc máy quốc dân dành cho đại chúng, nên nó có rất nhiều chế độ.Thứ nhất là A+ (tự động hoàn toàn), tiếp theo là Hybrid Auto, sau đó là chế độ SCN, máy sẽ thiết lập sẵn các kịch bản để ta chọn gồm chân dung, chụp nhóm, chụp phong cảnh, Panorama, thể thao, trẻ con, chụp lia máy, macro, chụp thức ăn, chân dung ban đêm, phong cảnh đêm, chụp bốn tấm ghép thành một, chụp HDR, và cuối cùng là chế độ chụp không phát ra tiếng bấm chập.

 

 

Tiếp theo là chế độ Creative Filter, gồm một loạt bộ lọc màu để bạn sáng tạo: Granny, Black and White, Soft Focus, hiệu ứng mắt cá Fish Eye, hiệu ứng màu nước, Toy Camera và bốn hiệu ứng HDR. Với các bạn bán chuyên đã có kiến thức, R8 hỗ trợ đầy đủ các chế độ P, AV, TV, M và FV. Chế độ B là phơi sáng bao lâu tùy thích. Cuối cùng là các chế độ C1 và C2 để người dùng có thể lưu lại các cấu hình cá nhân.

VỀ ĐIỀU KHIỂN

chúng ta có vòng xoay chính để điều khiển khẩu độ, bánh răng xoay để điều khiển tốc độ và ISO. Bạn có thể ấn nút để thay đổi ISO. Canon R8 không có vòng xoay và cũng không có joystick như trên các dòng máy cao cấp hơn như R5 hay R6. Nút Q nằm chính giữa để hiển thị các thông số chính, giúp bạn tùy chỉnh nhanh hơn. 

Một trong những ưu điểm lớn của Canon EOS R8 là sở hữu màn hình xoay lật linh hoạt đa hướng, giúp nhu cầu chụp ảnh ở nhiều góc cũng như quay video và selfie vlog dễ dàng hơn nhiều. Tận dụng thiết kế màn hình xoay lật, người dùng có thể sử dụng EOS R8 để selfie hoặc quay Vlog chia sẻ về cuộc sống xung quanh cực kỳ dễ dàng. Nhưng điểm lưu ý là Canon EOS R8 lại không có chống rung cảm biến bên trong, vì vậy khi quay video, chúng ta nên sử dụng ống kính có tích hợp IS (hoặc ổn định hình ảnh) sẽ bù lại cho khả năng chống rung và đảm bảo video của bạn mượt mà, ổn định hơn.

Sau đây, chúng ta sẽ vác máy đi test chất lượng hình ảnh, xử lý tương phản và ISO:

CHẤT LƯỢNG ẢNH

Chụp về chất lượng ảnh, máy có thể chụp được 24 megapixel, kích thước 6000 x 4000 pixel, với cả hai định dạng RAW lẫn JPEG. Để bắt đầu chụp, chúng ta sẽ cùng đến với concept "người đẹp và xe máy" của nhóm Phot Vui. Vì đây là chiếc máy full-frame, nên chúng ta sẽ thử với một bài khó là chụp mẫu vào buổi tối. Lưu ý, hình mô tả dưới là ảnh chụp màn hình trên clip.

 

 

 

 

MÀU DA KHI CHỤP MẪU

 

Với Canon, chúng ta không bao giờ phải lo lắng, vì máy luôn cho ra chất lượng màu rất phù hợp với thị trường Việt Nam. Vì là buổi tối, ISO phải đẩy lên từ 2500 đến 3200, nhưng chất lượng ảnh vẫn rất ổn. Mời các bạn cùng ngắm các thước phim quay mẫu buổi tối của Canon R8 ở video trên.

 

CHỤP PHONG CẢNH

Chuyển qua chụp phong cảnh, màu sắc của R8 lên rất trong trẻo, rực rỡ. Các bạn chỉ cần lưu ý một chút là màn hình R8 vẫn rất mịn mắt, nhưng khi đổ ảnh ra, màu sắc không tươi rực như khi xem trên màn hình máy. Ta vẫn cần hậu kỳ lại để đạt được như ý.

 

 

XỬ LÝ TƯƠNG PHẢN

Canon R8 hỗ trợ rất nhiều phương thức với người chơi mới. Có đến bốn cách để bạn chụp HDR ngay: Một là sử dụng HDR Backlight Control trong chế độ SCN, hai là dùng một trong bốn bộ lọc HDR trong menu Creative Filter, ba là bật HDR PQ lên để chụp, và thứ tư là dùng HDR Mode với hai thuật toán: Moving Sub và Dynamic Range.

 

 

Ta thử nghiệm với khung cảnh cực kỳ chói sáng và sử dụng tính năng HDR Backlight Control, kết quả cho ra khá ổn ngay lập tức. Tuy nhiên, chụp tự động thường sẽ không thực sự như ý, vì thế Canon R8 cung cấp thêm tính năng chụp Bracketing ba tấm để bạn tự ghép lại bằng phần mềm hoặc nếu khả năng hậu kỳ của bạn tốt, bạn có thể chụp ảnh RAW và về hậu kỳ.

 

 

 

Như vậy, Canon R8 cung cấp cho người dùng tới 6 cách chụp tương phản, đủ để phục vụ từ người không biết gì cho đến người dùng tương đối chuyên nghiệp.

 

VỀ ISO

với full-frame mới, ta có thể bắt đầu từ 6400 và đúng như mong đợi, quay vẫn rất đẹp. ISO lên thẳng 12800, hình ảnh vẫn tương đối ổn nhưng yếu tố nhiễu đã bắt đầu xuất hiện. Ở ISO 51.200, hình ảnh bết và rất nhiễu. Như vậy, R8 quay chụp ổn từ 12800 trở xuống. 

 

 

HỆ THỐNG LẤY NÉT

Canon R8 có hệ thống lấy nét mới theo vùng, gọi là Flexible Zone AF, từ 1 đến 3. Đây là Flexible Zone 1, còn đây là vùng 2 và vùng 3. Các vùng này có thể dùng bánh răng để mở rộng, lấy nét một cách linh hoạt. Đây là lấy nét theo vùng truyền thống với 9 điểm, còn đây là lấy nét theo điểm mở rộng với 5 điểm, và đây là lấy nét một điểm. Cuối cùng, ta có lấy nét toàn khung hình.

KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN

R8 có thể nhận diện được 3 danh mục chính: Người, Động vật và Xe cộ. Máy cũng nhận diện được mắt trái và mắt phải của chủ thể. Các chế độ lấy nét phổ biến được định sẵn để người dùng chọn: Case 1 là dùng chung, Case 2 là lấy nét theo chủ thể bỏ qua chứng ngại vật, Case 3 là lấy nét theo vật thể đột ngột đi vào khung hình và Case 4 là lấy nét cho chủ thể tăng tốc liên tục.

R8 có một menu riêng để điều khiển flash cắm rời, gọi là External Speedlite Control. Về Multi Exposure, R8 có bốn thuật toán và có thể chụp đến chín tấm ảnh trồng lên nhau. Chế độ Robers Mode là chế độ chụp nhanh liên tiếp ảnh RAW. Ở chế độ này, ta cũng có Pre-Shooting, giống như R5, giữ nửa cò máy ghi trước 0.5 giây. Nếu thấy ổn thì ấn cò để lưu lại chuyển động. Tính năng này rất hữu ích khi chụp thể thao. Focus Bracketing là tính năng chụp trồng hình với các mức độ lấy nét khác nhau, chủ yếu dùng khi chụp macro. Interval Timer là tính năng chụp timelapse, có thể chụp hàng trăm tấm ảnh và bạn ghép lại bằng phần mềm.

CHỐNG RUNG

R8 có chống rung điện tử ở mức duy nhất. Điều rất hay là R8 có thể quay phim ngay trong chế độ chụp. Đây là điều mà nhiều hãng không làm được. Canon có thể vừa chụp xong và ấn nút quay mà không gặp vấn đề gì.

Nhìn chung, R8 xử lý chống rung khi quay ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, ta vẫn nên dùng gimball hoặc cân bằng lại trong phần mềm để có kết quả tốt nhất.

KẾT NỐI

Canon R8 có thể kết nối tới điện thoại, kết nối Wi-Fi hoặc kết nối máy tính để tải ảnh lên dịch vụ image.com. EOS R8 sử dụng pin LP-E17 có thể cung cấp cả một ngày một ngày sử dụng, tuy nhiên việc hỗ trợ sạc qua cổng USB-C giúp việc sạc lại cho EOS R8 trở nên dễ dàng, người dùng có thể dùng một pin sạc dự phòng để mở rộng thời gian sử dụng cho máy.

QUAY VIDEO

Ta chỉ cần gạt sang chế độ quay. Với quay video, máy hỗ trợ 4K 50fps ở hệ PAL và 60fps ở hệ NTSC. Với quay chậm, R8 có thể quay chậm 5 lần ở Full HD 120fps. Bạn cũng có thể quay chậm 2 lần ở độ phân giải 4K nhưng phải xử lý chậm bằng phần mềm.

Để test khả năng quay, chúng ta cùng DuyTom đến với Mang Đen. Măng Đen là một thị trấn nhỏ, rất bình yên, cách thành phố Pleiku khoảng 100 km. Ta phải bay đến Pleiku trước rồi mới đi xe dịch vụ tới Mang Đen. Khi đến Mang Đen, bạn sẽ rất ngạc nhiên vì có nhiều quán Hà Nội đến thế, tưởng như mình đi nhầm Hà Nội luôn.

 

Măng Đen là thị trấn nhỏ có khí hậu mát mẻ rất dễ chịu, khung cảnh vô cùng bình yên, lãng mạn. Đây là con đường rừng thông nổi tiếng của Mang Đen. Còn đây là một điểm cà phê có tên Vi Si Chi, nơi rất đẹp để chụp ảnh.

Cuối cùng, về khe cắm thẻ nhớ và pin, Canon R8 sử dụng loại pin vuông nhỏ. Một buổi sáng, bạn sẽ cần đến hai viên pin vì pin khá yếu. Canon R8 chỉ có một khe cắm thẻ nhớ SD, nên nếu sử dụng dịch vụ, bạn chỉ nên dùng như máy backup.

Lưu ý: Toàn bộ ảnh trong bài review là ảnh chụp màn hình 

 

KẾT LUẬN

Canon R8 là chiếc máy full-frame có chất lượng hình ảnh rất tốt và tính năng phong phú, có thể phục vụ từ người mới đến người chơi bán chuyên. Canon R8 có thể gọi là chiếc full-frame quốc dân khi rất đa năng và dễ sử dụng. Nếu bạn là người mới chơi nghiệp dư và muốn nâng cấp lên full-frame với giá hợp lý, Canon R8 là lựa chọn tuyệt vời. Còn nếu bạn muốn tìm máy cho công việc chuyên nghiệp, bạn nên cân nhắc các dòng R5 hoặc R6 trở lên vì R8 chỉ có một khe cắm thẻ nhớ và pin yếu, không phù hợp lắm cho mục đích chuyên nghiệp.

 


 Bản quyền hình ảnh và nội dung thuộc về duytom.com. 

 DMCA.com Protection Status 

 

Related Articles